Công việc cần làm sau mỗi chiến dịch Email marketing

Nền tảng Email Marketing là đo lường Open Rate (Tỷ lệ mở), Click Rate (Tỷ lệ bấm). Sau khi bạn đã chạy nhiều chiến dịch, sàng lọc tốt database, phân khúc danh sách hợp lý, mọi thứ trong Email Marketing đã đâu vào đó, bây giờ chính là lúc bạn có thể đánh giá lại sự tác động và hiệu quả của chiến lược Email Marketing

Xác định mục tiêu của chiến dịch Email Marketing

Muc tieu chien dịch email marketing

Bạn cần xác định mục tiêu quan trọng nhất của chiến dịch Email Marketing. Đó là công ty của bạn muốn đạt được điều gì qua chiến dịch?

Hãy đặt ra câu hỏi rằng công ty bạn có vạch ra mục tiêu rõ ràng cho Email Marketing chưa? Hay cũng như các công ty khác “tôi muốn có khách hàng mới”? Nếu công ty bạn đầu tư nguyên một đội ngũ Sales gọi điện 8 tiếng 1 ngày để có khách hàng mới, để có đơn đặt hàng mới, việc chạy vài 3 chiến dịch Email Marketing sẽ không đem lại hiệu quả như bạn mong muốn .
Bạn muốn đạt được “mục tiêu mềm” như thúc đẩy nhận diện thương hiệu? Chia sẽ thông tin với khách hàng? Và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng? Hay bạn muốn đạt được “mục tiêu cứng” như tạo doanh thu? Tạo ra khách hàng tiềm năng? Nhận thêm yêu cầu báo giá? Thậm chí nhiều đơn đặt hàng?
Mục tiêu cứng như doanh thu chẳng có gì sai cả, công ty cần doanh thu mới tồn tại được, điều này hoàn toàn đúng. Nhưng nếu chỉ thực hiện mục tiêu doanh thu mà không thực hiện mục tiêu mềm, công ty bạn sẽ rất nhanh chóng gặp phải khó khăn bán hàng, thậm chí mất khách hàng. Tại sao? đơn giản thôi. Thời kỳ người mua phụ thuộc vào thông tin của nhân viên bán hàng đã qua rồi, người mua hiện nay tự tìm lấy thông tin vào lúc họ muốn, tại nơi họ muốn, họ tự tìm hiểu rất nhiều thông tin và nghiên cứu các giải pháp tương tự trước khi liên hệ nhân viên bán hàng. Có thể nói họ đã quyết định một phần nào đó trước khi liên hệ bất kỳ công ty nào và khách hàng cũng sẽ dễ dàng bỏ đi khi bạn quên xây dựng và củng cố mối quan hệ với họ.
Phân tích đối tượng người mở Email Marketing
Phan tich su tuong tac cua ngươi phan hoi


Sau khi chạy chiến dịch, bạn xem báo cáo, bạn rất vui vì thấy có nhiều người mở email của bạn ra xem, và trong nhóm người mở đó có nhiều người bấm vào đường link để đọc tiếp. Có bao giờ bạn tự hỏi những người có hành động phản hồi đó là nam hay nữ? họ mấy tuổi? họ nghĩ gì về sản phẩm/dịch vụ của bạn? Hành vi mua hàng của họ như thế nào? Nếu họ là khách hàng tiềm năng, bạn đã nuôi dưỡng quan hệ này bao lâu rồi? Nguồn này là từ đâu?
Đối với cách phân tích này, bạn có thể tạo ra hồ sơ của những người phản hồi thông qua các hành động phản hồi khác nhau (mở email, bấm vào link nào đó, yêu cầu báo giá, …). Nhưng để cho đơn giản, mình nên vạch rõ hành động phản hồi mình muốn có từ những người phản hồi và xác định profile những người thực hiện đúng hành động đó.
Ngoài ra, bạn có thể tiến hành việc phân tích này trên cơ sở từng chiến dịch Email Marketing, từng quý hay từng năm.
Chẳng hạn như việc phân tích hành động phản hồi của người nhận email có thể nói lên một đối tượng tiềm năng có tần suất chuyển đổi thành khách hàng cao hơn là những người chỉ đơn thuần đăng ký nhận bản tin từ bạn. Điều này sẽ nói cho bạn biết là bạn cần phải tăng tần suất gửi email cho đối tượng chưa phải tiềm năng, tăng cường xây dựng mối quan hệ với họ để thời gian chuyển đổi họ thành khách hàng trở nên ngắn hơn.
Hoặc việc phân tích profile người phản hồi nói lên cho bạn biết là những người phản hồi nằm trong độ tuổi 35-45 có xu hướng phản hồi nhiều hơn là từ 25-35t. Thông tin này sẽ khiến bạn thay đổi các đề xuất cho họ để phù hợp hơn, thậm chí bạn sẽ cần thay đổi các yếu tố khác như hình ảnh, kích cỡ chữ, màu sắc, …phù hợp độ tuổi của nhóm có hành động phản hồi tích cực.
Phân tích sự tương tác của người phản hồi.
Sau mỗi chiến dịch Email Marketing, bạn cần phân tích sự tương tác của người phản hồi  đó là tỷ lệ mở, bấm, … trong danh sách của bạn trong khoảng thời gian xác định, thông thường là hàng quý hay hàng năm, để tìm ra cái tốt nhất, những người nào tương tác nhiều nhất, và cũng để tìm ra các phân khúc hay danh sách nào không hoạt động.
Khác với “Phân tích đối tượng phản hồi” là  cố vẽ ra người phản hồi là ai, “Phân tích sự tương tác của người phản hồi” tập trung nhiều hơn vào việc đo lường hiệu quả của Email Marketing với mục tiêu được đặt ra đối với danh sách của bạn.
Phan tich doi tuong nguoi mo email marketing
Bạn có thể làm gì với thông tin bạn có được từ việc phân tích này?
  1. Tặng những món quà hay tặng phẩm nhỏ để kích thích hành động phản hồi từ những người ít mở email, ít bấm vào đường link, ít khi mua hàng.
  2. Tăng tần suất tiếp cận đối với phân khúc ít phản hồi để xem có nâng cao được sự tương tác hay không.
  3. Tìm ra và bỏ đi những người nhận mail nào có sự tương tác quá ít.
  4. Đưa ra chương trình quà tặng cho những người phản hồi hay nhất, tặng những món quà chỉ dành riêng cho đối tượng này, hay dành cho họ sự đối đãi đặc biệt.
Phân tích hiệu quả kinh tế
Tác động kinh tế ở đây không nhất thiết có nghĩa doanh thu trực tiếp từ việc bán hàng,  mà còn là đo lường về traffic của trang web, số lượng khách hàng tiềm năng được tạo ra, số người muốn nhận bản tin, số lượng mối quan hệ được tạo ra trên mạng xã hội hay lượng impression được tạo ra.
Hoặc là sự so sánh về hiệu quả của sử dụng phần mềm gửi Email Marketing so với những hình thức quảng cáo khác như : báo in truyền hình…

Phân tích sâu chiến dịch Email Marketing sẽ giúp bạn đánh giá về chất lượng chiến dịch cũng như thu hút đúng đối tượng và có thêm những kinh nghiệm trong chiến dịch  Marketing bằng Email Marketing.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phần mềm quét email số điện thoại miễn phí – TOP Finder

Mẹo để theo dõi doanh thu được tạo thông qua gửi email marketing

Review 5 dịch vụ phần mềm gửi email marketing hàng loạt tốt nhất