Sự thật về spam trong email marketing

SPAM từ lâu đã là vấn đề rất lớn đối với những người làm email marketing. Dù đã làm hết sức cẩn thận nhưng vẫn có một tỷ lệ khá lớn những email được gửi đi bị rơi vào mục spam. Tại sao lại như vậy ? Cách tốt nhất để trả lời cho vấn đề trên là cùng đi tìm hiểu spam là gì, cơ chế hoạt động của nó ra sao.
Sự thật về spam trong email marketing
– Spam là gì?
– Các bộ lọc spam được hoạt động theo cơ chế nào?

– Làm thế nào để tránh bị gắn mác spam



1. Spam là gì ?
Khái niệm spam được ra đời từ rất lâu, là cách viết tắt của cụm từ “Stupid Pointless Annoying Messages”, thường được dịch ra là những thứ phiện toái, vô nghĩa và rất ngu ngốc. Trong email marketing thì spam được hiểu là hành động gửi thư đến những người nhận mà không nhận được sự đồng ý của họ.
Trong vòng 10 năm qua, việc spam email đã trở thành một vấn nạn lớn, mang lại rất nhiều điều phiền toái cho người dùng. Để ngăn chặn điều này, có rất nhiều đạo luật đã được ra đời với những quy định cụ thể việc soạn và gửi email, những hình thức xử phạt hợp lý đối với những ai cố tình vi phạm. Tại Việt Nam, Chính phủ đã bạn hành Nghị định về Chống thư rác, thế nhưng những tác động của nó mang lại vẫn chưa rõ ràng. Bằng chứng là chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp email lạ mỗi ngày.
Là một người làm email marketing, bạn cần phải hiểu những quy định cơ bản như:
Cấm sử dụng các nội dung, tiêu đề, địa chỉ email giả mạo để gây nhầm lẫn, đánh lừa người nhận.
Nội dung phải chứa đường dẫn hủy đăng ký nhận thư. Khi nhận được yêu cầu hủy đăng ký, hệ thống phải thực hiện trong vòng 10 ngày. Hiệu lực kéo dài ít nhất là 30 ngày.
Ghi chi tiết địa chỉ nhận thư tay.

Ngoài nỗ lực từ phía Chính phủ, các nhà cũng cấp dịch vụ gửi email cũng có những cố gắng nhằm ngăn chặn điều này. Các bộ lọc spam đã được nghiên cứu và cho ra đời và tỏ ra khá hiệu quả trong việc hạn chế vấn nạn này.
2. Các bộ lọc spam được hoạt động theo cơ chế nào ?
Đa phần các bộ lọc hiện tại sử dụng những thang điểm để đánh giá xem một email có phải là spam hay không. Hệ thống sẽ quét các yếu tố liên quan: địa chỉ gửi, địa chỉ nhận, tiêu đề, nội dung, hình ảnh… xem chúng có chứa các yếu tố thường bắt gặp ở một email spam. Ví dụ cụ thể: “Nhấp vào đây”, “Miễn phí”… Với mỗi yếu tố, sẽ có một mức điểm tương ứng. Khi tổng điểm đạt đến một mức nào đó, bạn sẽ được gắn mác spam ngay lập tức.


Các bộ lọc ngày càng được cải tiến công nghệ, chưa kể đến chúng còn liên kết với nhau để cùng phát triển, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người dùng. Đó là lý do vì sao mà ngay cả những chuyên gia marketing online cũng có đôi lúc gặp khó khăn với các chiến dịch email marketing của mình.
3. Làm thế nào để tránh bị gắn mác spam
Cũng giống như khi nhắc đến SMS marketing là nghĩ ngay đến vấn nạn tin nhắn rác, giờ đây khi nghĩ đến email marketing là người ta nghĩ ngay đến email spam. Thế nhưng những chuyên gia vẫn biết cách để tránh khỏi vùng lầy này. Bạn có thể một số lời khuyên sau đây:
  • Duy trì và cải thiện uy tín của IP Server, domain dùng để gửi thư
  • Xây dựng danh sách email chất lượng
  • KHÔNG VIẾT HOA TOÀN BỘ NHƯ THẾ NÀY
  • Sử dụng các dấu hỏi, dấu chấm cảm vô tội vạ.
  • Sử dụng Call to Action dạng “Click ngay”, “Nhấp vào đây”…
  • Sử dụng các cụm từ nhạy cảm với bộ lọc “miễn phí”, “giảm giá sốc”…
  • Nội dung email trình bày cẩu thả.
Sau tất cả những điều trên, sự thật về spam trong email marketing, thứ quan trọng nhất vẫn là “đừng bao giờ đánh lừa người dùng” dù chỉ là trong suy nghĩ. Vì những báo cáo spam của người dùng bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất để quyết định bạn có spam hay không.
Phần mềm TOP Email Marketing chúc cả nhà luôn có những chiến dịch email marketing thành công !

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phần mềm quét email số điện thoại miễn phí – TOP Finder

Mẹo để theo dõi doanh thu được tạo thông qua gửi email marketing

Review 5 dịch vụ phần mềm gửi email marketing hàng loạt tốt nhất